Trong những ngày nắng nóng như hiện nay thì máy lạnh đã trở thành một trong những thiết bị khá quen thuộc và hữu ích trong mỗi gia đình. Với chức năng giải nhiệt, máy lạnh còn được các công ty văn phòng – nhà xưỡng – quán ăn – nhà hàng sử dụng rộng rãi chứ không riêng gì các hộ gia đình.
Nhưng đối với đồ gia dụng điện tử nào cũng vậy, sau một thời gian sử dụng chúng ta không thể tránh khỏi những hư hỏng xảy ra ngoài ý muốn mà nếu như chúng ta không có kinh nghiệm tìm hiểu nguyên nhân và hướng sửa chữa kịp thời thì máy lạnh có thể sẽ gặp phải những hư hỏng khác phức tạp hơn.
Trong bài viết này, các kỹ thuật viên chuyên ngành sửa máy lạnh đang công tác tại TPHCM sẽ hướng dẫn chúng ta cách sửa máy lạnh tại nhà đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.
Tuy nhiên có một vài hư hỏng mà việc sửa chữa đòi hỏi phải có tay nghề kỹ thuật do đó chúng tôi không khuyến cáo khách hàng tự tay sửa chữa mọi hư hỏng trên máy lạnh mà không có đầy đủ dụng cụ hoặc bảo đảm các yếu tố về an toàn trong lao động
Nguyên nhân máy lạnh không mát - không có hơi lạnh: Máy lạnh không mát có hai nguyên nhân thường gặp nhất đó chính là không vệ sinh định kỳ đúng thời hạn, bụi bẩn bên trong máy lạnh bịt kín các tấm lưới khiến cho hơi lạnh không thể tỏa ra ngoài.
Thứ hai đó chính là máy lạnh bị thiếu gas, hao hụt gas hoặc bị xì gas do quá trình lắp đặt máy lạnh sai kỹ thuật ( Bạn có thể tham khảo thêm: nguyên nhân vì sao máy lạnh hết gas ).
Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng máy lạnh không mát hoặc không có hơi lạnh thì chúng ta chi cần vệ sinh máy lạnh định kỳ khoảng 3 đến 4 tháng/ lần.
Đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam. Bạn có thể tự tay làm vệ sinh máy lạnh của mình qua bài viết hướng dẫn sau: Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh giúp tiết kiệm điện
Hiện tượng : Khi hướng remote về board nhận tín hiệu trên dàn lạnh và bấm các nút điều khiển mà không nghe tín hiệu hồi đáp, trước tiên ta cần kiểm tra đó chính là đã bật nguồn cho máy lạnh chưa, nếu chưa bật nguồn thì hãy bật nguồn cho máy lạnh.
Nguyên nhân & cách xử lý:
Pin yếu hoặc hết pin : thay pin mới. Trong trường hợp đã bật nguồn nhưng vẫn không điều khiển được thì lúc này có thể REMOTE máy lạnh có vấn đề, có thể là hết pin chúng ta tiến hành thay pin mới cho REMOTE sau đó test lại xem kết quả thế nào.
Remote hư : sử dụng remote cùng loại khác để kiểm tra hoặc mở camera của điện thoại lên và hướng remote về phía camera,nhấn nút remote và quan sát, nếu thấy có chớp sáng trên remote thì remote vẫn còn hoạt động
Board nhận tín hiệu trên dàn lạnh hư : thay cảm biến hồng ngoại hoặc thay board
Tham khảo thêm bài viết này nhé: Remote máy lạnh bị hư khắc phục thế nào
Đa số các trường hợp điều hòa, máy lạnh nhỏ nước trong phòng là do dàn lạnh lâu ngày không được vệ sinh, bảo dưỡng, nạp gas. Sau đây là một số trường hợp thường gặp trong nhóm lỗi máy lạnh, điều hòa chảy nước trong phòng:
Cách khắc phục máy lạnh, điều hòa bị chảy nước
Máy lạnh có tiếng kêu do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Dựa vào những nguyên nhân trên mà chúng ta đưa ra giải pháp sửa chữa hợp lý, trước hết chúng ta nên xữ lý các vấn đề ngoại cảnh có thể khiến cho máy lạnh phát ra âm thanh khi hoạt động, sau đó nếu như tiếng kêu vẫn còn thì bắt đầu kiễm tra thêm các nguyên nhân khác. Tham khảo thêm bài viết này nhé: Nguyên nhân máy lạnh có tiếng kêu
Máy lạnh bị rò rỉ gas có rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó (chiếm đến 90%) là đường ống bị lắp đặt sai kỹ thuật, quá trình ăn mòn oxy hóa khi sử dụng và bảo quản đường ống.
Khi máy lạnh bị rò rỉ gas sẽ dẫn đến hiện tượng máy lạnh chạy kém lạnh, mất gas có thể làm hỏng block rất khó sửa chữa.
Khắc phục hiện tượng này tốt nhất là trong quá trình lắp đặt cần được giám sát và thực hiện bởi các thợ kỹ thuật điện lạnh có tay nghề cao, các mối hàn, mối nối giắc co cần được làm tỷ mỹ, kiểm tra lại bằng máy hút chân không.
Tiến hành kiểm tra kỹ lại đường ống, phát hiện tất cả các chỗ rò rỉ.
Biện pháp khắc phục:
Nguyên nhân & cách xử lý :
Trường hợp này nên tắt máy và mở cửa phòng và quạt hút cho thông thoáng. Gas lạnh ở nồng độ cao sẽ gây choáng hoặc bất tỉnh nếu hít phải.
Hiện tượng : khi mở CB hoặc cầu dao mà không nghe tiếng “bíp” trên dàn lạnh.
Nguyên nhân & cách xử lý:
Có rất nhiều nguyên nhân cần kiểm tra :
Chỉnh chế độ hoạt động trên remote không đúng : kiểm tra trên remote đã chỉnh đúng chế độ (mode) Cool hoặc Auto không, nếu không thì chỉnh lại. Các chế độ Dry, Fan, Heat đều không làm lạnh. Một số trường hợp bật chế độ hẹn giờ(Timer) cũng có thể không lạnh. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy lạnh kèm theo máy để sử dụng máy đúng cách. Trường hợp này thường gặp rất nhiều và gây lãng phí cho khách hàng khi phải gọi kỹ thuật đến sửa chữa máy lạnh. Chỉnh đúng chế độ nhưng cài nhiệt độ quá cao:khi cài nhiệt độ cao máy nén chỉ chạy một khoản thời gian và dừng lại vì thế phòng sẽ không đảm bảo lạnh.
Xì hết gas : kiểm tra rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh (khi máy lạnh hoạt động tốt, cả 2 ống đều có nhiệt độ gần bằng nhau khoảng 5-7oC, nhìn bằng mắt 2 ống đều bị ướt). Gió thổi ra dàn nóng không nóng.
Quạt dàn nóng bị sự cố: theo dõi khoảnh 10-20 phút không thấy quạt dàn nóng quay hoặc quay chậm hơn bình thường. Khi quạt dàn nóng không quay hoặc quay chậm, máy nén (block) sẽ chạy và ngưng bất thường (lắng nghe tiếng máy nén chạy)
Máy nén (block) bị sự cố : quạt dàn nóng quay nhưng máy nén không chạy (không nghe tiếng máy nén chạy)
Board điều khiển trên dàn lạnh hư.
Từ trường hợp thứ ba trở xuống, người sử dụng nên tắt máy và gọi ngay nhân viên kỹ thuật đến » sửa máy lạnh tại nhà không nên cho máy chạy tiếp vì sẽ dẫn tới hư máy nén.
Cách xử lý: xem lại hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc điện thoại nhờ tư vấn sử dụng của nơi bán hàng.
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Hướng dẫn sữa chữa máy lạnh tại nhà và những dấu hiệu máy lạnh hư hỏng? nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn